Về quơ ăn Tết!
Năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến! Không khí rộn ràng, tấp nập chuẩn bị Tết vẫn đều đều "vang lên", rộn rã như không khí đón Giáng sinh và năm mới, nhưng cũng không hẳn giống hoàn toàn. Lễ Giáng sinh là dịp kỷ niệm nhân ngày Chúa ra đời và cũng là cơ hội để cho những giáo dân, tín đồ theo đạo "nhìn lại" một năm đã qua và mong ước những điều tốt đẹp nhất cho năm mới. Đó cũng là dịp để mọi người có thể "xích" lại gần nhau hơn, không phân biệt già, trẻ, gái trai, có đạo hoặc không theo đạo để hòa cùng vào không khí hòa bình, hạnh phúc, tươi vui cả trên thế giới lẫn ở đất nước Việt Nam chúng ta.
Thường đến những ngày này, thời tiết se se lạnh và nhiều nơi trên thế giới sẽ có tuyết rơi. Chúng ta có thể tưởng tượng đến khung cảnh cả gia đình quây quần bên nhau, cùng sởi ấm bên "lò" lửa, cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon nhất đã chuẩn bị sẵn và cùng nhau nhâm nhi ly rượi ấm nồng cho ngày đoàn viên. Bên ngoài thời tiết lạnh "đến thấu xương", tuyết vẫn đang rơi và bầu trời âm u ảm đạm của mùa cuối Đông, trái ngược hẳn với không khí đầm ấm, sum họp của cả gia đình bên trong ngôi nhà phủ đầy tuyết trắng. Điều này khác biệt nhiều với sự "chào đón" lễ hội này tại đất nước chúng ta, nơi phần lớn mọi người "đổ xô" ra ngoài đường, tập trung đến những thánh đường để làm lễ hoặc "dồn" tại nhiều địa điểm vui chơi, ăn uống và giải trí để ăn mừng sự kiện này và gần thư thức "thâu đêm suốt sáng" để chào đón thời khắc "chuyển giao" từ năm cũ sang năm mới, gây nên tình trạng kẹt xe, ô nhiễm môi trường, chen lấn, thiếu an toàn do lượng người đến quá đông cùng lúc. Ngược lại, vẫn có không ít những gia đình và các bạn trẻ thích "tận hưởng" thời khắc này bằng bầu không khí nồng ấm của tình thương yêu, hạnh phúc, bình an thông qua những tin nhắn, thông điệp mang tính yêu thương hoặc tham gia vào những hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa, cao đẹp.
Lễ hội truyền thống và có lẽ là "kỳ nghỉ" lớn nhất, ý nghĩa nhất và quan trọng nhất trong một năm mà ai ai cũng có thể đón nhận và trải nghiệm một lần trong đời là Tết Nguyên Đán (Còn có tên gọi khác là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Năm Mới) hay đơn giản chỉ là Tết. Ở Việt Nam, Tết là dịp để mọi thành viên trong gia đình có thể đoàn tụ, sum họp, nhắc nhở nhau về truyền thống của gia đình, dòng họ, ông bà, tổ tiên, để cùng chúc phúc cho nhau một năm mới may mắn, sung túc, hạnh phúc đủ đầy. Đây cũng là dịp tưởng nhớ đến công lao to lớn của ông bà, tổ tiên, những thế hệ đi trước. Đây cũng là cơ hội để mỗi người chúng ta nhìn lại để cùng nhắc nhở nhau về tình đoàn kết, thương yêu lẫn nhau và tha thứ cho nhau những lỗi lầm, hờn giận, oánh trách mà ta đã gây ra trong quá khứ. Hàn gắn mâu thuẫn, giải tỏa những bất đồng, xung đột mang tính ý nghĩa nhân văn cao đẹp là những gì mà chúng ta có thể đang làm và sẽ làm trong những ngày xuân, Tết sắp đến. Theo quan niệm của người Việt và đạo lý "uống nước nhớ nguồn", ngày Tết đầu xuân là ngày của đoàn viên, của tạ ơn và "làm mới". Thông qua những nghi lễ thờ cúng tổ tiên, chưng mâm ngũ quả, bánh chưng, bánh tét, trang hoàng nhà cửa, bàn thờ gia tiên, sửa soạn mọi việc cho ngày Tết thể hiện được tấm lòng biết ơn, sự thành kính với người đã khuất và mong cầu cho một năm mới nhiều may mắn, thành công và thuận lợi. Tết cũng là dịp để mọi người "làm mới" lại mình, nhìn lại những việc chưa làm được và quyết tâm, đặt mục tiêu phấn đấu cho năm tiếp theo. "Làm mới" hay cải thiện về mặt tình cảm lẫn tinh thần cho riêng bản thân, trong các mối quan hệ bạn bè, vợ chồng, anh em, con cái, hàng xóm và xã hội nhằm xây dựng và "hàn gắn" lại những rạn nứt, đỗ vỡ, hiểu lầm trong các mối quan hệ gia đình và cuộc sống. Những nét văn hoá truyền thống trong ngày Tết không thể thiếu là "mừng tuổi" ông bà, con cháu kèm những lời chúc thọ, chúc phúc, chúc lộc; Đi chùa "hái lộc cầu may" cũng là hoạt động diễn ra đầu năm không chỉ dành riêng cho giới Phật tử, những người quy y theo nhà Phật mà còn là nét văn hoá đặc sắc cho cả đa số những người không theo Đạo với quan niệm về "xông nhà" trong thời điểm đầu năm mới với mong ước một năm đầy "khởi sắc", "đổi mới" hơn; "Dẫy" mã hay tảo mộ (tu tảo phần mộ) là hoạt động truyền thống khác thể hiện rõ nét bản sắc văn hoá tâm linh của người Việt trong những ngày cuối của năm cũ, "làm mới" (tu tảo) mộ phần tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất còn cho thấy mối quan hệ "khăng khít", gần gũi giữa những người còn sống với những người đã khuất với mong ước giản đơn "thỉnh (mời) ông bà cùng về ăn Tết với con cháu" qua nghi thức "cúng" (dâng cúng) hoa quả, lễ vật trong thời khắc đêm giao thừa (đêm 30); Hoặc tục trồng cây nêu trong những ngày Tết cũng không ngoài mục đích cầu phúc, cầu may cho một năm mới đủ đầy, sung túc, bình an và thêm nhiều sức sống mới.
Thông điệp và thay cho lời chúc đến tất cả những ai đã, đang và sẽ chuẩn bị "nghỉ" và "ăn" Tết là hãy cố gắng "tận hưởng" một mùa xuân mới thật trọn vẹn, đầy ấp tình thương yêu, hạnh phúc, "hiểu và thương", chia sẻ và hàn gắn, vun trồng và xây dựng những mối quan hệ xungh quanh mình, tháo gỡ những khó khăn, những lầm lỗi, những mâu thuẫn vẫn đang, đã và sẽ làm tổn thương bản thân mình và cả những người thương của mình! Xin được trích dẫn một vài câu nói nổi tiếng của TS. Thích Nhất Hạnh về cách để có được hạnh phúc hơn cho lời kết của những dòng tự sự này:
- Thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà to lớn nhất mà bạn có thể trao tặng họ. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu, thì bạn chẳng thể yêu thương.
- Mỗi sáng thức dậy, tôi lại mỉm cười. Hai mươi tư tiếng mới mẻ đang ở trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn cho từng phút giây và xem xét mọi thứ bằng ánh nhìn từ bi.
- Nhiều người cho rằng sự náo nhiệt là hạnh phúc. Nhưng khi quá náo nhiệt, sẽ không có bình yên. Hạnh phúc thật sự dựa trên sự bình yên.
- Niềm hi vọng là điều rất quan trọng. Nó giúp cho hiện tại bớt khắc nghiệt. Nếu ta hi vọng rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, ta sẽ chịu đựng được khó khăn của hôm nay.
- Thời khắc hiện tại tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Chỉ cần bạn để tâm, bạn sẽ nhìn thấy chúng.
- Cội nguồn của tình yêu nằm sâu trong mỗi chúng ta. Chúng ta có thể giúp người khác hạnh phúc. Một lời nói, một hành động, một suy nghĩ cũng có thể làm vơi nỗi buồn và tăng hạnh phúc cho người khác.
................
Sài gòn và Nhơn Lý những ngày cuối năm Ất Mùi. Thân và kính tặng!
Tham khảo các bài viết tại phatgiao.org.vn và depplus.vn:
- Nguồn gốc và ý nghĩa nhân văn của Tết Nguyên Đán.
- Ý nghĩa của cây nêu trong ngày Tết Nguyên Đán
- 30 Câu nói của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh giúp bạn sống hạnh phúc hơn.
Thông điệp và thay cho lời chúc đến tất cả những ai đã, đang và sẽ chuẩn bị "nghỉ" và "ăn" Tết là hãy cố gắng "tận hưởng" một mùa xuân mới thật trọn vẹn, đầy ấp tình thương yêu, hạnh phúc, "hiểu và thương", chia sẻ và hàn gắn, vun trồng và xây dựng những mối quan hệ xungh quanh mình, tháo gỡ những khó khăn, những lầm lỗi, những mâu thuẫn vẫn đang, đã và sẽ làm tổn thương bản thân mình và cả những người thương của mình! Xin được trích dẫn một vài câu nói nổi tiếng của TS. Thích Nhất Hạnh về cách để có được hạnh phúc hơn cho lời kết của những dòng tự sự này:
- Thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà to lớn nhất mà bạn có thể trao tặng họ. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu, thì bạn chẳng thể yêu thương.
- Mỗi sáng thức dậy, tôi lại mỉm cười. Hai mươi tư tiếng mới mẻ đang ở trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn cho từng phút giây và xem xét mọi thứ bằng ánh nhìn từ bi.
- Nhiều người cho rằng sự náo nhiệt là hạnh phúc. Nhưng khi quá náo nhiệt, sẽ không có bình yên. Hạnh phúc thật sự dựa trên sự bình yên.
- Niềm hi vọng là điều rất quan trọng. Nó giúp cho hiện tại bớt khắc nghiệt. Nếu ta hi vọng rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, ta sẽ chịu đựng được khó khăn của hôm nay.
- Thời khắc hiện tại tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Chỉ cần bạn để tâm, bạn sẽ nhìn thấy chúng.
- Cội nguồn của tình yêu nằm sâu trong mỗi chúng ta. Chúng ta có thể giúp người khác hạnh phúc. Một lời nói, một hành động, một suy nghĩ cũng có thể làm vơi nỗi buồn và tăng hạnh phúc cho người khác.
................
Sài gòn và Nhơn Lý những ngày cuối năm Ất Mùi. Thân và kính tặng!
Tham khảo các bài viết tại phatgiao.org.vn và depplus.vn:
- Nguồn gốc và ý nghĩa nhân văn của Tết Nguyên Đán.
- Ý nghĩa của cây nêu trong ngày Tết Nguyên Đán
- 30 Câu nói của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh giúp bạn sống hạnh phúc hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét
Ý kiến nhận xét về bài viết, kính mong quý vị ghi rõ Họ tên. Xin chân thành cảm ơn